image banner
  
Dự án Plan tiếp sức cho thanh niên khởi nghiệp
Lượt xem: 7

Thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Hoàng Su Phì nói riêng, điều gặp rất nhiều khó khăn khi khởi nghiệp, đặc biệt là các mô hình sản xuất lâu đời, mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi và trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn. Từ chương trình dự án Plan đã giúp nhiều bạn trẻ có thêm cơ hội thực hiện ước mơ khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình.

Thực tế thanh niên trẻ rất khó có thể phát triển kinh tế và có thu nhập ổn định từ việc chăn nuôi và trồng trọt, do thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật, kỹ năng trong làm kinh tế dẫn đến việc thanh niên di chuyển đến các thành phố và khu công nghiệp để tìm việc, rất bấp bênh và thu nhập không ổn định, rủi ro cao. Xuất phát từ thực tế trên, tổ chức Plan đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu”, ngay khi triển khai dự án từ tháng 3 năm 2021 các ban ngành, đoàn thể, Phòng NN&PTNT huyện, Hội LHPN huyện, Huyện đoàn, Khuyến Nông huyện, Thú y huyện và đối tác các xã Tân Tiến, Pố Lồ, Chiến Phố, Tụ Nhân, Bản Luốc đã phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động của dự án.

Chị Thủy chia sẻ: Từ khi triển khai dự án đến nay, BQL dự án Plan, Phòng Nông nghiệp huyện đã chủ động trong các hoạt động dự án theo thỏa thuận đã ký kết, phối hợp với Văn phòng Plan vùng Hà Giang xây dựng kế hoạch từng hoạt động, triển khai hoạt động đến 5 xã vùng dự án của huyện, bước đầu đã đem lại kết quả nhất định như: tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng xanh cho thanh niên theo mục tiêu dự án đề ra, định hướng phát triển cây con là thế mạnh của địa phương như Mận máu; lợn đen; gieo cấy lúa dui; trồng rau… hỗ trợ các hoạt động để thanh niên phát triển kinh tế như vật tư; cây trồng, con giống theo nhu cầu của thanh niên.

Kết quả sau gần 2 năm thực hiện, thu nhập của thanh niên, nhất là nữ, thanh niên dân tộc thiểu số tại các xã vùng dự án đã tăng lên đáng kể, bình quân mỗi em có thêm thu nhập từ trồng rau vụ đông là 1,5 - 2 triệu đồng/vụ/năm; từ chăn nuôi lợn đen các em đang tăng thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/hộ/năm. Nắm được kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, kỹ năng xanh, các em đã biết áp dụng kỹ thuật thâm canh, luân canh, gối vụ, chọn giống tốt đưa vào gieo trồng, kỹ thuật phòng và điều trị bệnh trên đàn lợn, lợn nái sinh sản… Ngoài ra lớp chế biến nông sản đã góp phần đưa sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt từ sản phẩm thô thành sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để tổ chức các hoạt động tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cũng như hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế và áp dụng được sau khi kết thúc tập huấn, chị Thủy đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn như Thú y, Khuyến nông huyện đứng lớp và hướng dẫn học viên từ lý thuyết đến thực hành, thậm chí còn cầm tay chỉ việc. Ngoài ra mỗi lớp còn có nhóm zalo và facebook riêng để các học viên và giảng viên liên lạc với nhau trong quá trình thực hiện, kể cả sau khi kết thúc lớp tập huấn nhóm vẫn duy trì và thường xuyên trao đổi.

Theo chị Thuỷ: Đây là dự án rất phù hợp với thực tế địa phương và cũng là một thách thức đột phá với chúng tôi, do việc thanh niên sau khi học hết lớp 9 và tốt nghiệp THPT, các em đã có tư tưởng di chuyển đến các thành phố lớn, khu công nghiệp để tìm việc làm, việc vận động thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương là rất khó, một phần do việc phát triển sản xuất mang lại thu nhập không cao, một phần do thiếu các kiến thức, kỹ năng, chính bản thân tôi đã cùng Hội LHPN huyện, Huyện đoàn và lãnh đạo các xã đi trực tiếp tuyển sinh, nêu lên những lợi ích, cơ hội để thanh niên có thể khẳng định bản thân trên chính mảnh đất của họ hoặc ít nhất các bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc sản xuất, để chia sẻ lại chính gia đình mình và những người xung quanh, sau 2 năm thực hiện tổng số thanh niên đăng ký tham gia các lớp tập huấn cho 800 học viên tham gia rất đầy đủ và áp dụng tốt các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất.

Em Lù Thị Niên, thôn Cóc Có, xã Pố Lồ là một trong rất nhiều các bạn thanh niên trẻ giám nghĩ, giám làm và bước đầu đã đạt được kết quả rất tốt. “Em Niên chia sẻ”: Trước không có kinh nghiệm, gia đình thường chăn nuôi theo cách truyền thống, thức ăn chủ yếu là lấy từ rau rừng về nấu, cũng không biết cách tiêm phòng chống các loại dịch bệnh. Khi biết xã có dự án Plan mở lớp tập huấn về chăn nuôi, em được anh các anh chị trong xã tuyên truyền có lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, rồi đã đăng ký tham gia học, sau khi học xong em đã đúc kết và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu như: biết cách chăm sóc, chăn nuôi, lựa chọn thức ăn phù hợp với đàn lợn, lựa chọn con giống, biết cách giữ ấm cho đàn lợn con… Qua lớp tập huấn em cũng được các giảng viên hướng dẫn cách tiêm phòng chống tiêu chảy, sử dụng bơm, kim tiêm đúng cách, cũng như loại vắc xin phù hợp với đàn lợn của mình. Em Lù Thị Niên chia sẻ thêm: Từ tháng 11 năm 2021 gia đình em thực hiện mô hình nuôi lợn thịt do dự án Plan hỗ trợ, em đã áp dụng các khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đến nay gia đình em đã có lợn để bán và gia đình em vay thêm vốn để mua thêm lợn, tổng đàn lợn gia đình em hiện đang nuôi là 20 con/lứa, ước tính em đã bán được khoảng 60 triệu rồi.

Thực sự sau gần 2 năm thực hiện dự án đã đạt được những kết quả rất khả quan, sự chung tay, vào cuộc của tất cả các đối tác cấp huyện, xã và các bạn ngành đã và đang dần thay đổi suy nghĩ của thanh niên chính họ đều có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình./.

Tin nổi bật
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1