Trong khi nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, phải “tán gia bại sản” ngày ngày phải chiến đấu để dành lại sự sống, để báo ơn bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng, nuôi dạy con cái mà thực hiện nghĩa vụ bản thân với cộng đồng, xã hội, thì lại có những người chỉ vì một phút bồng bột, nghĩ quẩn, ích kỷ tự kết thúc cuộc sống của mình, để lại nỗi khổ cực vô bờ bến cho người thân.
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình, đầu tháng 3/2023, chị Sải Thị Chích, ở thôn Ngàm Buổng xã Pố Lồ huyện Hoàng Su Phì, đã tự tìm đến giải pháp cực đoan là tự tử, để lại là cảnh nheo nhóc, gà chống nuôi con, hai đứa trẻ đứa 6 tuổi, đứa mới lên 3, không có bàn tay chăm sóc của người mẹ lúc nào cũng lấm len. Anh Thành từ đó đến nay vừa đóng vai trò người bố lại thêm cả người mẹ, không chỉ việc đồng áng, từ chải tóc cho con, nấu cơm, bón cơm cho con việc gì anh cũng đến tay anh. Anh Hoàng Văn Thành cho biết: Trước kia vợ còn đó là công việc của người mẹ, từ khi vợ mất rồi, thêm công việc rất là vất vả, đến mùa cấy phải đi cày cấy, đổi công, về nhà lại chăm con.
Chỉ từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì xảy ra 8 vụ tự tử, đa phần trong số đó là những người có tuổi đời rất trẻ, đã có gia đình, theo người thân của nạn nhân kể lại, nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử cũng rất khó hiểu đôi khi chỉ vì một câu thách thức, hay nóng nảy lúc say rượu hay như trường hợp của nạn nhân Triệu Tà Nái ở xã Nậm Khòa, chỉ vì mâu thuẫn chuyện vợ chồng trong nhà mà nghĩ quẩn dẫn đến tự tử để lại sau lưng người vợ chưa đầy 20 tuổi và người con trai dễ thương đang bập bẹ cất tiếng nói đầu đời. Chị Phượng Mùi Nghình, thôn Khòa Trung, xã Nậm Khòa tâm sự: Trước chồng ở thì 2 vợ chồng cùng làm, bây giờ chồng mất thì việc gì em cũng phải làm. Chỉ một phút nông nổi của chồng em, mà giờ mẹ con em phải khổ thế này.
Trường hợp tự tử gần đây nhất ở huyện Hoàng Su Phì là bố của em Phượng Thị Ngọc Nhi, khuân mặt ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng này lại ẩn chứa một nỗi buồn. Em Phượng Thị Ngọc Nhi, Xã Nậm Khòa vừa khóc, vừ nói: Từ ngày bố mất, cháu buồn, khóc, các bạn trong lớp có bố mẹ, còn con không có bố, có mỗi mẹ.
Không biết trước khi làm chuyện dại rột nhất cuộc đời mình, người bố có suy ngẫm về nỗi đau của con gái đã mất đi nửa tuổi thơ của mình, không còn được bao bọc, trở tre của người bố. Chỉ còn mỗi bàn tay chăm sóc của người mẹ, không biết em sẽ lớn lên như thế nào. Còn người vợ trẻ ở lại vẫn không biết nguyên nhân tại sao, người chồng đầu ấp, tay gối của mình lại tìm đến cái chết như vậy.
Tất cả chúng ta ai cũng từng trải qua thất vọng, chán nản lúc này hay lúc khác. Khi các cảm giác này kéo dài mà ta chưa biết cách giải quyết, thì điều quan trọng cần làm là nhờ bạn bè, người thân…, hay người nào mà ta tin cậy, giúp nâng đỡ tinh thần
Ông Hù Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Pố Lồ cho biết: Xã cũng đã họp để triển khai các tổ chức đoàn thể, các thôn, thứ nhất các hội viên các tổ chức phải nắm được để tuyên truyền các chi hội về nạn tự tử này, tuyên truyền các hộ có người tự tử rồi, còn lại chồng, vợ ở nhà rất khổ, phải chăm con, đưa con đi học vừa làm việc hàng ngày để phát triển kinh tế rất vất vả. Chính quyền địa phương thường xuyên, liên tục tuyên truyền trong các buổi họp thôn.
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, một phút bồng bột, suy nghĩ dại dột, nông cạn đã tự tìm đến giải pháp cực đoan là tự tử, để lại hậu quả không nhỏ cho người thân, xã hội. Vấn nạn tự tử là bài toán mà chính địa phương cũng đang tích cực “tuyên chiến”.