-
Chè Shan tuyết là cây trồng chủ lực của huyện Hoàng Su Phì. Thời gian qua, huyện tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ, gắn sản xuất, chế biến với vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
-
Vụ mùa năm nay, toàn huyện Hoàng Su Phì gieo cấy trên 3.700 ha lúa, do thời tiết không ủng hộ nên đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã bước sang thời kỳ “đứng cái làm đòng”, thì vẫn còn nhiều diện tích ruộng nhân dân mới cấy. Ngay từ đầu vụ, huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động làm đất, cung ứng giống, phân bón… nên việc gieo cấy được triển khai khẩn trương. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nông dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đang chủ động các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên các diện tích lúa nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng theo kế hoạch đề ra.
-
Pố Lồ là xã giáp biên của huyện Hoàng Su Phì với gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp ủy, chính quyền xã tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
-
Theo những người nông dân xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, mùa mưa năm nay đến muộn khoảng một tháng, lại mưa không đều, nên lượng nước ít, từ ngày 23/6, đến nay mới có mấy trận mưa lớn nên trong những ngày này, tranh thủ thời gian, bà con nông dân xã Hồ Thầu đang tích cực cày, bừa, chuẩn bị đất để kịp cấy lúa vụ mùa năm 2023 đúng khung lịch thời vụ.
-
Mận máu, một sản phẩm nông sản nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì chỉ đứng sau cây chè shan tuyết, là cây trồng thế mạnh của các xã phía bắc của huyện. Được khuyến khích phát triển, những năm gần đây diện tích cây mận máu của huyện không ngừng được mở rộng. Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, dẫn đến mất mùa, nhưng bù lại giá thì trường rất cao.
-
Huyện Hoàng Su Phì có 2 mùa du lịch chính trong năm là “mùa nước đổ” vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 và “mùa lúa vàng” tầm tháng 9 - 10 hàng năm. Đây là thời điểm vàng để khách du lịch đến huyện ngắm ruộng bậc thang và trải nghiệm cuộc sống của người dân. Nhưng hiện nay đã trung tuần tháng 6, lượng khách du lịch đến huyện chỉ nhỏ giọt.
-
Ngày 19/6, Đoàn công tác của UBND tỉnh Hà Giang do bà Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế việc triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn một số xã của huyện Hoàng Su Phì. Tham dự có lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì.
-
Ngày 8/6, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới – Cải tạo vườn tạp huyện Hoàng Su Phì tổ chức Hội nghị sơ kết Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới – Đề án Cải tạo vườn tạp và Sản xuất Nông Lâm Nghiệp 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Chủ trì hội nghị đồng chí Vàng Đình Chiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện Ủy Hoàng Su Phì; đồng chủ trì hội nghị đồng chí Triệu Sơn An – Phó Chủ tịch UBND huyện.
-
Theo lịch thời vụ gieo cấy vụ mùa ở Hoàng Su Phì, thì thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6 bà con nông dân đã phải gieo cấy được trên 50% diện tích lúa mùa. Nhưng đến thời điểm này trên địa bàn toàn huyện bà con mới gieo cấy được 5% diện tích, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình nắng hạn kéo dài, không có nước để nhân dân tiến hành làm đất, cầy cấy theo khung thời vụ.
-
Hoàng Su Phì là huyện dẫn đầu của tỉnh về các sản phẩm OCOP, đặc biệt là có hai sản phẩm đại 5 sao. Với lợi thế về tiểu vùng khí hậu, Hoàng Su Phì có nhiều sản phẩm nông nghiệp, nông thôn có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm để chương trình phát huy hiệu quả một cách bền vững.
|